Lễ hội Quan Thế Âm là một trong những nét đẹp văn hoá tâm linh của thành phố biển xinh đẹp Đà Nẵng. Nó được tổ chức để ca ngợi tấm lòng từ bi của Bồ Tát. Và cầu cho mưa thuận gió hoà, người dân an bình, đủ đầy. Chính vì vậy mà cứ mỗi độ xuân về, rất đông du khách từ khắp nơi đổ về đây để tham gia lễ hội thú vị và ý nghĩa này. Cùng Nano Travel bỏ túi những tips bổ ích để khám những nét đẹp văn hoá đậm dấu ấn Đà thành này nhé!
Giới thiệu lễ hội Quan Thế Âm Ngũ Hành Sơn
Đây là trải nghiệm hấp dẫn mà bạn không thể bỏ qua khi đến Đà Nẵng. Lễ hội đã ra đời từ rất lâu và trở thành một nét văn hoá đặc sắc. Cùng đi tìm hiểu về nguồn gốc và những ý nghĩa của lễ hội nhé!
Lịch sử ra đời của lễ hội Quan Âm
Nó còn có một cái tên khác là lễ hội Quan Âm. Đây là một lễ hội lớn xuất phát từ việc một pho tượng Quan Thế Âm bằng thạch nhũ. Nó được tìm thấy và sau đó một ngôi chùa được xây dựng – nơi tổ chức của lễ hội. Nó cũng sở hữu một lịch sử dài:
- 1960: Lễ hội được tổ chức lần đầu tiên tại động Hoa Nghiêm của ngọn Thuỷ Sơn – Ngũ Hành Sơn. Đây cũng là ngày khánh thành tượng Quán Thế Âm Bồ Tát .
- 1962: Được tổ chức lần thứ 2 nhân ngày khánh thành chùa Quan Âm Đà Nẵng.
- 1991: Sau một thời gian dài ngừng tổ chức, lễ hội Quan Âm được tổ chức lại.
- 2021: Lễ hội Quan Thế Âm Đà Nẵng được Bộ Văn hoá – Thể thao – Du lịch công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể ở Đà thành. Nhưng cũng hoãn không tổ chức được vì dịch Covid-19.
Tuy nhiên sau 2 năm vắng bóng, lễ hội này sẽ trở lại vào ngày 8 – 10/3/2023 (tức 17 – 19/2/2023). Hoạt động sẽ được tổ chức tại chùa Quán Thế Âm và tuyến đường Lê Văn Hiến, Sư Vạn Hạnh. Nếu có cơ hội, hãy đến đây để cảm nhận nhé!
Ý nghĩa của lễ hội Quan Âm
Mang nhiều ý nghĩa tâm linh, nhân văn sâu sắc của dân tộc qua nhiều thế kỷ, lễ hội đã trở thành một nét đẹp ăn sâu vào đời sống tâm tinh thần của con người. Nó có đóng góp to lớn trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá. Và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của địa phương và dân tộc. Đồng thời, giúp du lịch Ngũ Hành Sơn phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Ngoài ra, đây còn là dịp để các Phật tử từ khắp nơi trên cả nước tề tụ về hành lễ cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Cũng như thỏa mãn đời sống tinh thần và khát vọng về một năm mới tốt lành, vạn sự như ý.
Lễ hội Quan Thế Âm Đà Nẵng tổ chức ở đâu?
Mỗi mùa xuân đến, chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng lại vui như trẩy hội. Hàng nghìn du khách đổ về dâng hương, cúng bái. Ngôi chùa nằm tại đường Sư Vạn Hạnh, Ngũ Hành Sơn – địa điểm chính tổ chức lễ hội Quan Âm. Đây cũng là một địa điểm du lịch vô cùng hấp dẫn với nhiều hoạt động thú vị tại thành phố đáng sống nhất Việt Nam. Đến đây ngoài tham gia hội, bạn còn được chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên đắm say lòng người.
Thời gian tổ chức lễ hội
Đến hẹn lại lên, cứ ngày 19 tháng 2 hàng năm, lễ hội Quan Thế Âm lại tưng bừng khai hội. Nó sẽ diễn ra trong 3 ngày (tức ngày 17,18 và 19 tháng 2 Âm lịch). Gồm 2 phần chính: phần Lễ, phần Hội. Lễ hội mang đến nhiều giá trị to lớn về các văn hoá và phong tục của các vùng miền. Rất đáng để bạn đến trải nghiệm.
Lễ hội Quan Âm Ngũ Hành gồm những phần nào?
Tương tự như bao lễ hội lớn khác, lễ hội Quan Âm được chia làm 2 phần: Lễ và Hội. 2 nội dung này sẽ được tổ chức trong 3 ngày và có sự đan xen. Tức trong Lễ có Hội mà trong Hội cũng có Lễ. Chính vì thế, bạn nên lưu ý để có thể tham gia được hết các nghi thức cũng như hoạt động vui chơi giải trí tại đây.
Phần Lễ mang đậm dấu ấn Phật giáo
Gồm những nghi lễ truyền thống mang đậm màu sắc Phật Giáo:
Lễ rước ánh sáng
Diễn ra vào tối ngày 18/2 Âm lịch, phần này gồm nhiều hoạt động thú vị như: rước đuốc, múa lân, rước kiệu, múa rồng,… Điều này nhằm mong rằng Phật sẽ soi đường, chỉ lối cho chúng sinh. Ánh sáng này sẽ giúp chúng ta hướng tới cái chân thiện mỹ, làm việc tốt, việc thiện và giúp ích cho cuộc đời.
Lễ khai kinh
Được tổ chức vào sáng sớm ngày 19/2 Âm lịch. Mục đích của lễ khai kinh là để cầu nguyện cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an và nhà nhà an lạc, ấm no, hạnh phúc.
Lễ trai đàn chẩn tế
Lễ trai đàn chẩn tế được diễn ra cùng ngày với lễ khai kinh. Trước khi đến đây, Phật tử sẽ gửi danh sách của người thân đã mất lên chùa để làm lễ thập chúng sinh và lễ cầu siêu. Sẽ có một người có giới phẩm sẽ được chủ trì chọn ra để chủ trì và hoàn thành phần lễ này thành công.
Lễ thuyết giảng về Bồ tát Quan Thế Âm và dân tộc
Phần nghi lễ tiếp theo diễn ra trong buổi sáng ngày 19/2 Âm lịch đó là Lễ thuyết giảng về Bồ tát Quan Thế Âm và dân tộc. Nghi thức này sẽ ca ngợi tấm lòng nhân đạo, từ bi của Đức phật. Cũng như cầu mong cho cuộc sống của người dân thái bình, ấm no, đất nước an khang, thịnh vượng.
Lễ rước tượng Quán Thế Âm
Là phần quan trọng nhất trong lễ hội Quan Thế Âm Ngũ Hành Sơn. Nghi lễ sẽ được diễn ra vào lúc 10 giờ sáng ngày 19/2 sau 4 nghi lễ trên. Đi trước có 4 người khiêng kiệu có tượng Phật Bà và hàng trăm Phật tử sẽ đi theo sau. Hành trình sẽ đi từ chùa Quán Âm đến con thuyền đậu ở sông Cầu Biện. Sau đó tượng Phật sẽ được đặt xuống thuyền và đi quanh sông Cổ Cò. Mục đích là để cầu nguyện cho ngư dân đi biển thuận lợi, bình an và gặp nhiều may mắn.
Lễ tế xuân
Lễ tế xuân được tổ chức vào đêm 18/2 Âm lịch. Nghi lễ này được thực hiện hết sức hoành tráng bởi các vị bô lão. Họ mặc khăn áo chỉnh tề, tay cầm cờ, đuốc và lồng đèn. Các bô lão sẽ dẫn đoàn cùng đội chiêng trống xuống sông Cầu Biện để thả đèn hoa đăng. Sau đó sẽ là hành trình từ chùa Quán Thế Âm đến làng đá Mỹ nghệ Non Nước, khu du lịch Non Nước. Và sau đó quay ngược trở lại điểm xuất phát.
Phần Hội đặc sắc
Nếu phần Lễ là những nghi thức trang trọng mang dấu ấn của Phật giáo thì phần Hội lại gồm nhiều hoạt động vui chơi, thể thao thú vị. Du khách sẽ phải đứng ngồi không yên bởi những trò chơi vừa truyền thống xen lẫn cả hiện đại. Điển hình là: hoá trang hát dân ca, thả đèn trên sông, múa tứ linh, thi cờ, nhạc, hoạ, điêu khắc, kéo co,… Được tổ chức song song cùng với đó là các buổi triển lãm. Đó là triển lãm thư pháp và tranh thuỷ mặc vô cùng hấp dẫn và độc đáo.
Ngoài ra còn có các hoạt động giao lưu, tranh tài hấp dẫn để du khách trải nghiệm. Ví dụ như: hội thi nấu ăn chay, hội thi thuyết minh về danh thắng Ngũ Hành Sơn,… Có thể nói trong 3 ngày lễ hội Quan Thế Âm có vô số hoạt động sôi nổi, thú vị để bạn thử sức.
Hy vọng những chia sẻ trên của Nano Travel về lễ hội Quan Thế Âm đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Đây là một nét đẹp văn hoá tâm linh không chỉ riêng người Đà Thành mà còn cả đất nước Việt Nam. Đến với thành phố biển xinh đẹp đáng sống nhất Việt Nam này, bạn sẽ không chỉ được trải nghiệm văn hoá. Mà còn rất nhiều toạ độ du lịch hấp dẫn đang chờ đón bạn. Nếu muốn tham khảo hoặc đặt tour, liên hệ với chúng tôi qua hotline 0935.417.257 để được tư vấn.